ĐẬP TAN ÂU LO “RỦI RO NHẦM HÀNG”

ĐẬP TAN ÂU LO

“RỦI RO NHẦM HÀNG”

“Nắng đã có mũ, mưa đã có ô. Nỗi lo nhầm hàng đã có Order Tàu Nhanh”

Chúng ta đã và đang dần bước vào giai đoạn nửa sau năm 2020, năm đầu tiên của thập kỉ mới, hứa hẹn sẽ chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ AI. Điều đó cũng có nghĩa thương mại điện tử (TMĐT) đã trở nên quá quen thuộc với ta, và nó cũng dần trở thành bữa ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của hầu hết mọi người. Giờ đây, gần như thứ gì ta cũng có thể mua qua internet, chỉ với một “cú click chuột” giao dịch mua bán đã thành công và rồi chỉ việc ngồi ở nhà chờ hàng được giao tới. Nghe thì có vẻ rất tuyệt, nhưng trên thực tế nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà chính bản thân người mua hàng lâu năm cũng gặp phải và chịu tổn thất lớn vì nó. Đơn cử có lẽ là “rủi ro nhầm hàng”, mua hàng trong nước rủi ro đã cao, mua hàng trên các trang thương mại điện tử ở nước ngoài như Taobao, Tmall, 1688 thì sẽ rủi ro tới mức nào? Và làm thế nào để giảm bớt mức độ thiệt hại do “nhầm hàng”?

Nguyên nhân dẫn tới việc nhầm lẫn hàng:

👉 Điều đầu tiên mà có lẽ ai cũng biết đó là: Tham gia mua bán trên TMĐT nước nào thì sẽ dùng ngôn ngữ của nước đó (cũng có những trang TMĐT tích hợp đa ngôn ngữ, nhưng không phải trang nào cũng có). Đến đây, nhất định sẽ có bạn thắc mắc “Đâu cần phải biết tiếng nước đó, chẳng phải có google dịch hay sao?”. Đúng vậy, ta hoàn toàn có thể dùng google dịch để đặt hàng, tuy nhiên, google dịch cũng thường xuyên dịch “word by word” ví như “thích thì chiều” được dịch là “If you like, then afternoon”, gây ra nhầm lẫn khi bạn lựa chọn hàng hóa (chọn sai thuộc tính của sản phẩm) hoặc chủ shop hiểu lầm ý của bạn dẫn tới hàng bị giao sai.

👉 Để tránh những rủi ro không đáng có, rất nhiều bạn đã lựa chọn bên thứ 3 làm trung gian đặt hàng hộ mình. Đây được coi là phương án tối ưu nhất cho những khách hàng không hiểu tiếng nước bạn. Tuy nhiên, có lẽ qua trao đổi không kĩ càng, hoặc bạn order hiểu nhầm ý bạn mà nhân viên này mua sai hàng.

👉 Như đã phân tính ở trên, do những rào cản ngôn ngữ mà shop hiểu nhầm ý của bạn, hoặc chính bản thân shop trong quá trình sắp xếp đóng gói hàng đã bị nhầm lẫn dẫn tới phát hàng sai.

👉 Một lý do cũng thường xảy ra nữa là do ghi nhầm mã vận đơn: Người ghi nhầm có thể là khách hàng, có thể là chủ shop hoặc có thể là chính bên vận chuyển nhầm lẫn.

Thước đo nào cho những tổn thất vì “nhầm hàng”?

Tùy vào số lượng hàng, số tiền mà bạn bỏ ra cho kiện hàng đó. Đôi khi, nếu lỗi thuộc về shop phát sai hàng thì bạn cũng có thể khiếu nại đòi lại số hàng mà mình muốn đặt. Việc chuyển hàng qua lại sẽ khiến thời gian nhận hàng bị delay khá lâu, ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh cũng như uy tín của nhiều khách hàng. Trường hợp không thể khiếu kiện, khả năng cao là bạn sẽ mất tiền oan, cũng như lãng phí thời gian vào kiện hàng nhầm lẫn kia.

Vậy, giải pháp cho những rủi ro trên là gì?

👉 Nếu bạn vẫn muốn tự đặt hàng thì cố gắng hãy check kỹ các thuộc tính của hàng (Ví dụ chọn đúng size S, size M hay size L), nếu có thể thì trong quá trình đàm phán giảm giá, bạn nên nhờ những người bạn hiểu tiếng nước đó để đàm phán cho chính xác. Vì là mua hàng trên mạng nên rất nhiều shop có tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Hãy nhớ check kỹ uy tín, chất lượng của shop thông qua các cấp độ đánh giá và đọc những đánh giá từ các khách đã mua hàng trước đó nhé!

👉 Việc lựa chọn bên vận chuyển uy tín, chất lượng, có nhiều kinh nghiệm trong việc giao dịch trên các trang TMĐT này, giúp mình order và check lại hàng trước khi tạo đơn cũng là một phương án hữu hiệu cho những bạn có đam mê order hàng nhưng không hiểu tiếng hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc order.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *